7 câu nói cấm kỵ trong văn phòng

Kỹ năng giao tiếp là bí quyết giúp bạn “tồn tại” yên bình ở chốn công sở. Vì thế, đây là 7 câu nói cấm kỵ mà bạn cần phải tránh trong quá trình giao tiếp tại công sở. Vì những lời nói này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn mà còn có thể làm tổn thương người xung quanh.

1. “Đó không phải việc của tôi”

Mọi nhân viên giỏi, được tín nhiệm đều phải tiếp xúc với những công việc không thuộc phạm vi của mình, đó là yêu cầu bắt buộc cũng như tiêu chí để xếp loại trong công ty. Vì vậy những nhân viên suốt ngày kêu than “Đó không phải việc của tôi” sẽ không bao giờ nhận được sự tín nhiệm và có một tương lai tương sáng. Thay vì đó hãy cố gắng thử sức mình, coi đó như một thử thách để chứng minh khả năng của bạn. Ashish Arora – người sáng lập HR Anexi đã chia sẻ “Chấp nhận những thử thách này, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng từ sếp và đồng nghiệp”

2. “Tôi đã làm như anh ấy, tại sao tôi lại không đúng?”

Hiện nay các doanh nghiệp thường đưa ra những bài test khá sáng tạo, thoát khỏi khuôn mẫu truyền thống. Nó có thể là một bài toán cực kỳ phức tạp nhưng đơn giản có thể là “Tại sao nắp cống lại hình tròn?”. Lý do chính được đưa ra là các công ty muốn tuyển được những người có đầu óc sáng tạo, am hiểu kiến thức chứ không phải những kẻ chỉ biết đến sách vở. Chính vì thế một nhân viên khi thất bại mà chỉ biết thắc mắc “Tôi đã làm như anh ấy, tại sao tôi lại không đúng?” thật đáng sa thải. Lý do bạn được tuyển dụng là vị bạn khác với những người khác vì vậy nếu chỉ biết đi theo con đường đã định sẵn thì công ty sẽ chẳng cần người mới.

3. “Đó không phải lỗi của tôi”

Trốn tránh trách nhiệm là một trong những yếu tố khiến nhân viên mất điểm với Sếp và đồng nghiệp. Khi có vấn đề xảy ra, thay vì cố gắng khắc phục sự cố, nhận trách nhiệm về mình, họ lại tìm cách lảng tránh chúng, tìm cách đẩy chúng cho người khác. Và kể cả khi nó không phải lỗi của bạn thì hành động đó chỉ chứng tỏ bạn có đầu óc nhỏ nhen và thiếu tinh thần đồng đội. Trung thực là yếu tố luôn được mọi người đánh giá cao do đó hãy nhận trách nhiệm nếu bản thân mình có lỗi. “Nếu bạn phạm phải một sai lầm, hãy dũng cảm chấp nhận thay vì đổ lỗi cho người khác. Các ông chủ thường thích những người có trách nhiệm”, Udit Mittal, người sáng lập của tổ chức quốc tê Unison nhận định

Bên cạnh đó hãy cố gắng chỉ ra nguyên nhân và tìm cách giải quyết chúng. Một mẹo nhỏ là bạn hãy chứng tỏ năng lực của mình bằng cách giải quyết tốt vấn đề phát sinh, chứng tỏ sai lầm trước kia chỉ là sự cố. Hãy biến sai lầm thành cơ sở để bản thân tỏa sáng.

4. “Điều đó là không thể”

Trong công việc không có gì là không thể bởi nếu không làm được sẽ tạo cơ hội để đối thủ vượt mặt, gianh giật khách hàng. Đó là điều không một vị lãnh đạo nào muốn nhìn thấy. Do đó kể cả khi kế hoạch “không tưởng” cũng phải cố gắng hoàn thành và hãy nhớ rằng “không có gì là không thể nếu bạn có nhiệt huyết”. Thực tế moi kế hoạch được đặt ra đều dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng từ các phòng ban do đó bạn nếu bạn lo lắng, hãy cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi nói rằng “tôi không thể”, điều đó sẽ thể hiện bạn đang từ bỏ mọi cách để hoàn thành công việc.

5. “Điều này thật không công bằng”

Đừng bao giờ đóng vai một nạn nhân hay phàn nàn trong công việc khi cảm thấy thiếu công bằng. Không ai thích suốt ngày phải nghe “ca thán”, “nói xấu sau lưng” nếu đồng nghiệp được cân nhắc lên vị trí trưởng phòng còn họ thì không. Thay vì thế hãy thẳng thắn bộc lộ quan điểm của mình với cấp trên để nhận được lời giải phù hợp. Mặc dù năng lực của đồng nghiệp có thể không bằng mình nhưng ở phương diện khác như khả năng phối hợp, lãnh đạo lại tốt hơn. Việc phàn nàn chỉ khiến mọi người cho rằng bạn là một con người không biết cách cư xử và ghen tị với người khác.

6. “Tôi sẽ cố gắng”

Trên thực tế câu hỏi này mang đầy tính tích cực, thể hiện quyết tâm của bạn khi được giao một nhiệm vụ. Tuy nhiên đây là câu nói mà các Sếp không thích nhất khi giao việc cho cấp dưới bởi không ai muốn nhận một kết quả nửa vời, 50/50. Thay vì nói “Tôi sẽ cố gắng” hãy thử đưa ra một deadline cụ thể hay “Công việc chắc chắn sẽ hoàn thành tốt”. Sự đảm bảo là điều mọi lãnh đạo đều muốn nghe và họ sẽ đánh giá cao những nỗ lực của bạn.

7. “Tôi sẽ rời công ty này ngay lập tức”

Nhiều nhân viên có năng lực thường có suy nghĩ rằng “công ty rất cần mình” do đó thường “tự cao tự đại”, “coi trời bằng vung”. Đối với những người này họ có thể hoàn thành tốt công việc nhưng sẽ không có mối quan hệ tốt với những người xung quanh và khi quyền lợi bị ảnh hưởng họ thường đe dọa rời bỏ công ty. Chắc chắn không một vị Sếp nào muốn nghe câu này và họ sẽ “sút” bạn kể cả khi bạn tài giỏi.

Xem thêm bài viết: Làm sao để hoàn thành đủ KPI khi làm việc tại nhà?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !