Đây quả là một bài toán khó đối với kinh tế Philippine ,trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh .Trước đõ tổng thống Philippine đã tuyên bố đóng cửa tất cả thành phố , các hoạt đông sản xuất của nhà máy ,du lịch ,các trung tâm mua sắm …..đều được ngưng, chỉ riêng về y tế và ,thiết yếu thực phẩm như hiệu thuốc ,siêu thị vẫn được mở của để phục vụ cho đời sống nhân dân,thế nhưng đây cũng laf mối e ngại đối với một đất nước đang phát triển như Philippine.
MANILA, PHILIPPINES (ngày 6 tháng 3 năm 2020)— Sự bùng phát của dịch corona vi rút mới (COVID-19) đang diễn ra sẽ có tác động đáng kể đến các nền nền kinh tế Châu Á đang phát triển thông qua nhiều kênh, bao gồm giảm mạnh nhu cầu trong nước, du lịch và kinh doanh du lịch, liên kết sản xuất và thương mại, gián đoạn cung ứng và ảnh hưởng sức khỏe, theo một báo cáo phân tích mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Kể từ ngày 15/3 – 14/4, thủ đô Manila thực hiện biện pháp phong tỏa theo quyết định của chính quyền thành phố nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Điều đó đồng nghĩa với việc hàng loạt trung tâm mua sắm lớn ở Manila buộc phải đóng cửa, hàng trăm chuyến bay đến thành phố này cũng bị hủy bỏ.
Ngày 16/3, thị trường chứng khoán Philippines sụt giảm 8%. Chứng khoán quốc gia này cũng đã giảm hơn 30% trong năm nay và là một trong những thị trường chứng khoán có sự sụt giảm lớn nhất ở châu Á. Đến ngày 17/3, thị trường chứng khoán Philippines bất ngờ tuyên bố đóng cửa vô thời hạn vì dịch Covid-19.
Mức độ thiệt hại kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức độ bùng phát khó lường của dịch bệnh. Phạm vi các kịch bản được khảo sát trong phân tích cho thấy tác động toàn cầu trong phạm vi từ 77 tỷ đến 347 tỷ USD, tương đương 0,1% đến 0,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Trong một kịch bản ở mức vừa phải, khi các hành vi và biện pháp phòng ngừa sau 3 tháng dịch bệnh bùng phát như cấm đi lại và các hạn chế đã được áp dụng vào cuối tháng 1 bắt đầu được nới lỏng, thiệt hại toàn cầu có thể lên tới 156 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP toàn cầu. Trong đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chịu thiệt hại 103 tỷ USD, hay 0,8% GDP của nước này. Phần còn lại của châu Á sẽ mất 22 tỷ USD, tương đương 0,2% GDP.
Ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho biết: “Có rất nhiều điều không chắc chắn về COVID-19, bao gồm cả tác động kinh tế của nó. Điều này đòi hỏi phải sử dụng nhiều kịch bản để cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về những tổn thất có thể xảy ra. Chúng tôi hy vọng báo cáo phân tích này có thể hỗ trợ các chính phủ trong việc chuẩn bị các hành động ứng phó dứt khoát và mang tính quyết định nhằm giảm thiểu tác động đến con người và kinh tế của đợt bùng phát này.
Theo Charo Logarta-Lagamon, Người phát ngôn của hãng hàng không Cebu Air, tình hình hiện tại thực sự khó khăn. Hãng đã buộc phải hủy hơn 200 chuyến bay nội địa mỗi ngày và đang xử lý khoản hoàn trả trị giá 2 tỷ Peso (tương đương với 40 triệu USD).
Với hơn một triệu người dân từ các khu vực lân cận đến Manila mỗi ngày, Bộ Lao động và Việc làm Philippines đã kêu gọi các công ty linh hoạt cho nhân viên làm việc tại nhà. Tuy nhiên, công ty dịch vụ kinh doanh Concentrix, một trong những công ty lớn nhất ở Manila cho biết, việc cho phép nhân viên làm việc tại nhà là một quy trình phức tạp. Hanica Jane Pacis, Giám đốc truyền thông của Concentrix cho hay, công ty sẽ vừa phải kiểm tra đường truyền Internet của nhân viên có đủ mạnh để làm việc tại nhà, vừa phải lo bảo mật dữ liệu của công ty.
Còn Emerson Arado, một tài xế chạy xe jeepney, phương tiện công cộng phổ biến của Manila thì cho rằng, các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 của Philippines sẽ giảm một nửa thu nhập của những tài xế như anh. Trong khi đó, quan chức Chính phủ Philippines đang kêu gọi các công ty vẫn trả lương cho nhân viên trong thời gian này. Song, Chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippines (PCCI) Edgardo Lacson nói rằng, các công ty chỉ có thể hỗ trợ nhân viên trong khả năng của họ. “Thật khó để có thể chia sẻ khi chỉ có một chiếc cốc rỗng”, ông Edgardo Lacson ví von.
ADB sẵn sàng bổ sung hỗ trợ cho các thành viên đang phát triển trong nỗ lực ứng phó với tác động bất lợi của COVID-19. ADB sẽ sử dụng các phương tiện phù hợp để đáp ứng các nhu cầu đã xác định bao gồm thông qua hỗ trợ tài chính hiện tại và hỗ trợ tài chính mới, cho vay hỗ trợ khẩn cấp, cho vay chính sách, đầu tư khu vực tư nhân, và tri thức và hỗ trợ kỹ thuật.
ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
Xem thêm bài viết:Nen-kinh-te-philippines-dang-tang-truong-sau-su-suy-giam-do-kiem-dich-cong-dong/
Cuối cùng, nếu bạn đang tìm việc làm tại Philippines với mức lương hấp dẫn, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.