Đi làm hãy biết chọn sếp cho mình

Tầm nhìn của một nhân viên đó, đó là cách nhìn người, cụ thể là nhìn sếp. Đi làm hãy biết chọn sếp cho mình.

Đi làm hãy biết chọn sếp cho mình

“Đi xin việc” mà chỉ nhăm nhăm vào mấy cái: Công ty có to không? Vị trí có trung tâm không? Gần hơn là: lương em bao nhiêu, có hỗ trợ xăng xe, ăn trưa không…? Mà quên mất xem sếp mình là ai, người đó có thể đi được dài không, có làm cho mình phát triển, có tạo cho mình cơ hội để làm giàu…?
Kết quả không chóng thì chày, nhanh thì dăm bữa nửa tháng, ngon ngon thì một vài năm, bòn mót được ít mẹo vặt gắn cái mác kinh nghiệm là ta tìm đường nhảy việc.

Vì tầm nhìn chỉ luẩn quẩn quanh cái lợi ích của bản thân. Nhân viên đi làm đúng là cần tiền để trang trải cuộc sống, nhưng điều đó không làm cho bạn giàu có, người giàu người ta thường tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội để bứt phá chứ không phải nhờ vào lương. Cả cuộc đời bạn đi làm nhận mức lương trung bình tầm 20 triệu 1 tháng, 1 năm để ra được 200 triệu, mười năm thì bạn để ra được 2 tỷ.

Bao giờ thì bạn mua được nhà, mua được xe, đi du lịch, cho con học trường xịn và chăm sóc cho người thân? Nếu bạn không có nghiệp làm chủ, thì hãy làm nhân viên cho thật tốt nhưng nhân viên tốt phải biết chọn sếp tốt mà phò trợ, kẻo uổng phí một đời vì chọn sai minh chủ.

Vậy chọn sếp như thế nào?

Hãy dùng hết tất cả những tài năng và đức độ, trình độ học vấn, lá số tử vi, phong thủy, tâm linh, khoa học công nghệ… bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩa ra được để SOI những phẩm chất sau xem sếp bạn có hay không.1. Giá trị sống của sếp

Trước tiên giá trị sống cốt lõi của sếp, nếu bạn không tìm thấy sự tương đồng về giá trị cốt lõi, tốt nhất không nên theo. Ví dụ bạn là người trung thực, đề cao tối thượng sự tử tế, trung thực, nhưng sếp bạn coi thường điều đó. Sống lươn lẹo, lừa dối đối tác, khách hàng để trục lợi… Thì hãy dừng lại. Tuy nhiên có thể giá trị cốt lõi đôi lúc không khớp nhau, nhưng miễn là không đối nghịch nhau là được.


Cái TÂM của sếp:

Cái TÂM thứ nhất của sếp là sự cống hiến của cái doanh nghiệp mà sếp đang làm có mang lại giá trị gì cho xã hội hay không, hay chỉ chụp giựt, gian lận, gây hại cho môi trường, cho người khác để kiếm lợi nhuận bằng mọi giá. Vì một cái doanh nghiệp kiểu vậy sẽ khó tồn tại lâu dài chứ đừng nói đến việc bay cao bay xa được. Tương lai của bạn gắn với nó rồi cũng vậy thôi.

Cái TÂM thứ 2 của sếp là có biết chia sẻ thành quả với các cộng sự không? Là khi mình cống hiến cho người ta nhiều nhưng người ta kiếm được thì mình có phần trong đó hay không hay là sếp “ăn hết”. Hãy nhìn xung quanh họ từ bạn bè, những cộng sự cũ đi theo họ có tốt lên, có khá khẩm hơn so với những nơi khác hay không, hoặc đôi khi sếp đang nghèo, nhưng trong cái nghèo đó họ có chia sẻ phần lớn những gì họ kiếm được cho mọi người hay không hay họ sẽ luôn nhận phần hơn về mình?

Xem thêm bài viết: Ra trường đi làm, tuyệt đối không được quên những điều này

Cuối cùng, nếu bạn đang tìm việc làm tại Philippines với mức lương hấp dẫn, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !