Giữa trường học và nơi làm việc tuy gần mà lại rất xa, vì phần lớn học sinh, sinh viên đi học kiến thức chứ rất ít khi được dạy kỹ năng một cách có hệ thống để chuẩn bị cho công việc. Cũng chính vì vậy mà thời gian đầu nhận first jobbers – các bạn mới đi làm những công việc đầu tiên sau khi ra trường, doanh nghiệp phải dành rất nhiều thời gian để dạy, huấn luyện kỹ năng qua thực tế công việc trước khi các em có thể hoàn toàn hội nhập vào thế giới công việc. Basic skill là kỹ năng cơ bản nhất không thể thiếu để làm việc hiệu quả.
Để có thể rút ngắn thời gian hội nhập này, mỗi cá nhân nên nhận biết các kỹ năng cơ bản cần có là gì khi chuẩn bị đi làm, và tự rèn luyện trong suốt thời gian học việc. Sau đây là 8 kỹ năng cơ bản nhất cần có và cần rèn luyện để có thể hội nhập môi trường làm việc:
Danh mục :
1. Active Learning – Học chủ động
Đây là khả năng hiểu và áp dụng được thông tin mới vào quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong hiện tại và cả tương lai. Vào tổ chức nào, môi trường nào, công việc nào mới cũng cần phải học để có thể sử dụng, ứng dụng được những thông tin liên quan. Dù tổ chức nào cũng có chương trình đào tạo hội nhập cho người mới, hãy nhớ rằng việc học là nhiệm vụ của bạn, không phải của tổ chức. Do đó, chính bạn là người cần chủ động tìm hiểu, học hỏi, và luôn đặt câu hỏi bản thân sẽ áp dụng những thông tin mới này vào công việc của mình thế nào.
2. Active Listening – Lắng nghe chủ động
Đây là một basic skill đề cập đến khả năng tập trung 101% vào những gì người khác nói. Vận não để hiểu thông điệp người khác chuyển tải. Hỏi để làm rõ hoặc được gảii thích khi không hiểu, và không cắt ngang không đúng lúc khi người khác đang giải thích. Chuyện ngồi im nghe không hiểu cũng không hỏi, đến khi làm sai mới nói tại em không hiểu là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm trong công việc. Nhưng thế học thụ động của nền tảng giáo dục Việt Nam đã rèn luyện ra thói quen xấu này qua nhiều thế hệ. Vì vậy, kỹ năng active listening là kỹ năng cực kỳ quan trọng, giúp bạn trẻ giành lại thế chủ động. Không nghe, không hiểu, sao làm?
3. Critical Thinking – Tư duy phản biện
Critical Thinking là khả năng sử dụng logic và lý luận để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của các giải pháp khác nhau, các kết luận hoặc cách tiếp cận khác nhau. Không cần phải bàn nữa vì đây là kỹ năng tôi đã chia sẻ rất nhiều. Người không có tư duy phản biện thì không có chính kiến, không trình bày được quan điểm, không đưa ra được quyết định vì không hiểu dựa vào đâu để quyết định hay giải quyết vấn đề. Vậy, không lẽ đi làm nghĩa là ai kêu gì làm đó mà chẳng hiểu tại sao?
4. Learning Strategies – Chiến lược học tập
Basic skill này là khả năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp học tập/huấn luyện khác nhau khi học hoặc huấn luyện điều gì mới cho người khác. Học thì bản thân phải biết mình học cách nào là dễ thấm nhất. Ngược lại, nếu phải truyền tải, chia sẻ điều gì mới cho người khác, quan trọng là cần hiểu người ta sẽ học được bằng cách nào tốt nhất. Không phải ai cũng học giống nhau. Vì vậy, cần hiểu và có cách tiếp cận khác nhau với những người và hoàn cảnh khác nhau.
5. Monitoring – Quan sát và theo dõi
Monitoring là basic skill quan sát và theo dõi. Đây là khả năng theo dõi và đánh giá kết quả. Sự tiến bộ của chính bản thân, của người khác, của tổ chức để có thể đưa ra các phát kiến, ý kiến hiệu chỉnh. Không có chuyện gì làm xong rồi thôi. Continuous improvement – Việc theo dõi quá trình, kết quả và hiệu chỉnh cho tốt hơn liên tục là chìa khoá của một người thành công, một tổ chức thành công. Thiếu khả năng này, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ được.
6. Reading Comprehension – Đọc hiểu
Nghe có vẻ quá cơ bản nhưng kỳ thực là con người bị dẫn dắt bởi thành kiến và thường xuyên hiểu một cách tự chọn lựa, hiểu theo ý riêng, hiểu một cách chủ quan. Đây một basic skill, một kỹ năng đọc hiểu các văn bản tại nơi làm việc một cách hết sức khách quan. Nếu một văn bản đưa ra mà đọc còn không hiểu thì làm sao có thể triển khai thực hiện?
Đọc bài viết: 9 kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống
7. Speaking – Nói
Đơn giản là thì Basic skill này là khả năng chuyển tải, trình bày thông tin sao cho người khác hiểu. Bạn sẽ cười khi nghe nhắc đến kỹ năng này, vì có lẽ nghĩ rằng ai mà chẳng biết nói. Vấn đề là, có rất nhiều người nói rất dông dài mà người khác hoàn toàn không hiểu bạn đang muốn nói gì, đang muốn trình bày vấn đề gì, hay đang đưa ra thông điệp cụ thể là gì. Nói lung tung, chung chung thì dễ, chứ nói chính xác và dễ hiểu thì cực khó.
8. Writing – Viết
Như đã nhắc đến trong một bài viết gần đây, viết là kỹ năng vô cùng quan trọng trong thế kỷ 21 vì đây một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp, đặc biệt tại công sở. Viết sao cho hiệu quả, chuyển tải được thông tin và thông điệp chính xác, dễ tiếp thu cho từng nhóm đối tượng khác nhau trong công việc là kỹ năng cần rèn luyện. Ngoài ra, kỹ năng này cần thực tâp mỗi ngày, theo dõi và hiệu chỉnh theo thời gian để có thể tốt dần lên. Không có short cut – đường ngang ngõ tắt cho kỹ năng, ngoài việc rèn luyện hàng ngày.
Đây có khi là thời gian tốt nhất để bạn review – kiểm tra lại các kỹ năng cơ bản của bản thân. Hãy bắt đầu lên kế hoạch rèn luyện để chuẩn bị cho ngày quay trở lại nơi làm việc hay chuẩn bị để hội nhập vào công việc sau khi tốt nghiệp.
Chúc các bạn thành công !!!
Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu một công việc tại Philippines, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.