Trong chúng ta, không phải ai sinh ra cũng đều có thể ăn nói tự tin, khéo léo và thu hút. Để cải thiện kỹ năng nói chuyện các bạn cần phải tích lũy, phát triển và rèn luyện nó như một thói quen hằng ngày.
Danh mục :
Xác định chủ đề trò chuyện phù hợp
Điều đầu tiên các bạn cần làm để phát triển kỹ năng nói chuyện là xác định rõ ràng chủ đề, đối tượng giao tiếp. Tiếp đó, hãy lên list những câu hỏi mà mình muốn hỏi cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời trường hợp bị hỏi lại. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn tự tin và gây được thiện cảm hơn với đối phương đấy.
Phát âm rõ ràng chuyên nghiệp
Điều chỉnh lại giọng nói với tốc độ vừa phải, phát âm rõ ràng. Trước khi đưa ra một quan điểm nào đó hãy ngừng lại một chút. Đó là lưu ý quan trọng giúp các bạn cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp khi nói chuyện.
Tránh ậm ừ
Khi giao tiếp các bạn nên tránh những từ dư thừa như “ừm”, “à”,… điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy không thoải mái.
Nếu nói một câu dài, nhiều thông tin, tốt nhất các bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe dễ dàng tiếp thu thông tin.
Luôn nhìn vào đối phương
Mắt luôn hướng về đối phương là một kỹ năng nói chuyện cho thấy mức độ tin cậy của câu chuyện. Đây cũng là cách để bạn thể hiện sự tự tin, thái độ nghiêm túc và tôn trọng đối với người nghe.
Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể và lời nói
Để tạo ấn tượng với đối phương cũng như giúp cuộc trò chuyện trở nên sinh động hơn các bạn không nên chỉ sử dụng lời nói mà hãy kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm nét mặt.
Đôi khi chỉ một động tác, biểu cảm nhỏ còn hiệu quả hơn khi ta đứng thuyết trình cả buổi mà chỉ dùng lời nói.
Đưa ra những dẫn chứng hay ví dụ minh họa
Trong các cuộc trò chuyện ấn tượng không thể thiếu các ví dụ minh họa. Cách đưa ra dẫn chứng là một kỹ năng nói chuyện giúp hấp dẫn người nghe hơn.
Ví dụ đưa ra không bắt buộc phải có nội dung chính xác nhưng phải liên quan đến nội dung cuộc trò chuyện.
Thành thạo trong nghệ thuật tán gẫu
Không ai mong muốn bạn nói chuyện về chính trị hoặc chiến lược kinh doanh trong lần đầu tiên gặp mặt. Chính vì vậy, thông thường các bạn được khuyến khích có những cuộc tán gẫu hoặc “cuộc nói chuyện nhỏ”, cái mà được định nghĩa là cuộc nói chuyện thân thiện về những việc không quan trọng.
Mục đích của cuộc tán gẫu là tìm ra những điểm chung giữa bạn và đối phương. Vì thế, bạn nên phát triển những đề tài thân thuộc như về nơi bạn ở, công việc bạn làm và tính cách của bạn. Nó không chỉ thiết lập cơ sở chung mà bạn còn có thể tạo cho đối phương sự thoải mái.
Hãy để mọi người nhìn nhận như một người uyên bác
Mọi người thường sẽ bị lôi cuốn vào những người có vẻ như uyên bác, hiểu biết nhiều, nhất là về những vấn đề người đó quan tâm. Do đó, để kỹ năng nói chuyện trở nên thu hút hơn các bạn hãy biến mình trở thành một người hiểu biết bằng việc thu thập kiến thức từ những người xung quanh, phim ảnh, đọc sách,…
Được nhìn nhận như một cầu nối
Những người được nhìn nhận có quan hệ rộng rãi là “những cục nam châm”. Quan hệ là rất quan trọng trong bất kể ngành nghề nào bởi vì trong thế giới hiện tại những người biết được người “thích hợp” sẽ làm việc nhanh hơn, đặc biệt trong những trường hợp nguy cấp.
Nhiều người nhận ra sự cần thiết cho sự quan hệ nhưng ít người dành thời gian để giữ liên lạc. Nếu bạn là một trong những người bỏ danh thiếp qua một bên sau những cuộc hội nghị, hãy bắt đầu học cách ghi chú những ghi nhận vào danh thiếp. Việc làm đó sẽ giúp bạn ghi nhớ những người mà bạn đã gặp qua.
Làm giống lời nói và cách ứng xử của đối phương
Con người bị thu hút vào những người mà giống họ. Vì vậy nếu muốn thiết lập những mối quan hệ hiệu quả hơn hãy làm giống lời nói và cách ứng xử của đối phương.