Những lầm tưởng khi truyền đạt nội dung tới khách hàng

Những lầm tưởng khi truyền đạt nội dung tới khách hàng……..

Những lầm tưởng khi truyền đạt nội dung tới khách hàng
Blank notepad over laptop and coffee cup on office wooden table

Một anh khách hàng của mình có trao đổi với mình về việc, anh rất thích những bài content storytelling, những bài dài khoảng 500-700 chữ, kể về câu chuyện, dẫn dắt tâm lý khách hàng…

Anh yêu cầu bên mình, mỗi ngày đều sản xuất những bài như vậy, kể chuyện và kể chuyện, đồng cảm và dẫn dắt tâm lý.

Mình hỏi anh: Vì sao anh cho rằng những bài này là hiệu quả?Anh bảo: Vì có rất nhiều bài viral trên mạng anh thấy theo định dạng này, đọc vào rất hay.Đây chính là điểm “chết” của những ông chủ không có nhiều nền tảng về content marketing.

Trong tư duy của họ chỉ đơn giản là thấy bài nào “viral” trên mạng, thì nghĩ rằng nếu mình cũng viết như vậy sẽ hiệu quả, cũng sẽ đạt được “viral” như vậy. Đặc biệt là những bài content kể chuyện rất hút!Mình đã phân tích lại cho anh khách và tiện thể cảm thấy nó là thứ hay ho muốn chia sẻ lại với mọi người.

Thứ nhất

Những bài “viral” kể chuyện trên mạng mà mọi người thấy được, đúng là rất hấp dẫn, nhưng hiệu quả về bán hàng hay mặt nhận diện thương hiệu có thực sự hiệu quả không thì chúng ta không có thống kê. Lượt share hay like nhiều chưa chắc đã tỉ lệ thuận với tỉ lệ convert đơn hàng!Nếu yếu tố giải trí càng cao thì nó càng… nhảm và xa rời mục đích thương mại. Nếu nó gần mục đích thương mại, kiểu quảng cáo bán hàng rõ ràng thì rất khó để làm nó… giải trí và viral (vì khách hàng rất nhạy cảm). Nếu muốn đạt được cả hai, hoặc bạn cần có 1 ekip xuất sắc hoặc mất rất nhiều tiền (hoặc nhờ chỉ số nhân phẩm cao) .

Thứ hai

Khách hàng hiện nay dành rất ít thời gian cho một content mà họ lướt qua . Hầu hết họ chỉ nhìn hình ảnh, xem có phải là sản phẩm mình đang có nhu cầu hay không, sau đó mới đọc vào content để củng cố nhu cầu mua hàng và đưa ra quyết định. Nếu chúng ta tập trung vào phần content story mà không chú trọng chăm chút hình ảnh. Thì e rằng có viết thật hay thì cũng bị khách hàng bỏ qua.

Thứ ba

Việc “viral” của một content, theo như kinh nghiệm của mình thì 50% là năng lực và chiến lược, 50% là may mắn đúng thời điểm – đúng điểm “chạm”. Không thể nhìn 1,2 bài “viral” trên mạng rồi nghĩ rằng mình chỉ cần viết story là “viral”.Ngay cả các brand đang có 1 content hay 1 chiến dịch xuất sắc đáng ngưỡng mộ thì họ chắc chắc cũng có một “nhà kho” để chứa 99 content/ý tưởng còn lại (và chúng đầy mạng nhện). Nên đừng nhìn nhà kho của mình rồi so sánh với showroom nhà hàng xóm.

Thứ tư

Storytelling làm được một thứ rất hay, đấy là dẫn dắt tâm lý, câu chuyện khiến khách hàng đồng cảm sâu sắc. Tuy nhiên, những yếu tố tâm lý này hoàn toàn có những phương thức thể hiện trực quan qua hình ảnh + title/content ngắn dẫn dắt mà không nhất thiết phải viết ra một câu chuyện dài.Nếu thực sự có những câu chuyện hay case study hay, có thể đưa vào landingpage với thiết kế trực quan hấp dẫn kèm hình minh hoạ thực tế. Không nhất thiết phải viết quá nhiều ngay trên post.

Thứ năm

Nếu bạn vẫn cảm thấy content kể chuyện dài là hiệu quả. Vẫn ổn thôi, bạn vẫn cứ làm. Chúng ta luôn có quyền được test mà!

Thử viết một số content story telling và chạy thử quảng cáo, xem mức độ hiệu quả đến đâu rồi đánh giá. Trong khi đó liên tục đổi mới cách thức thể hiện, format content để có sự so sánh về hiệu quả giữa các content với nhau.Facebook đã thay đổi thuật toán hiển thị bài quảng cáo, chỉ còn cho phép phần mô tả được hiển thị đúng 2 dòng (trước đó là 3 dòng).

Nghĩa là mọi thứ đang ngày càng… ngắn lại, kể cả khả năng chú ý và thời gian của khách hàng. Nên tư duy về content cũng cần có nhiều thay đổi để bắt kịp.

Xem thêm bài viết: Những nguyên tắc và tư duy đúng khi làm marketing 0 đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !