Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Cuộc sống hiện đại diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh, áp lực cũng nhiều hơn trước. Điều này khiến con người đôi lúc phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Đó có thể là sự lo lắng, sợ hãi, hay nổi giận, cáu gắt. Khi đó con người ta khó lòng làm chủ được cảm xúc của bản thân. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày và công việc của bạn.

Kỹ năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của con người, giúp họ làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp. Cho dù trong hoàn cảnh tệ hại thế nào đi nữa họ vẫn có thể tự chủ được.

Quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc của mình, hoặc là khống chế hay kìm hãm nó. Quản lý cảm xúc ở đây được hiểu là bạn hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người đang giao tiếp với bạn. Qua đó bạn có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm giác của người khác và họ biết cách tác động lên cảm xúc của người còn lại.

Tại sao phải quản lý cảm xúc?

Quản lý cảm xúc giúp tốt sẽ giúp bạn làm giảm sự căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Các mâu thuẫn được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn.

Hiểu biết và nắm bắt được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn thể hiện được suy nghĩ của mình với người khác. Khi nhận diện được cảm xúc hiện tại bạn mới có thể điều khiển được cảm xúc theo lý trí, suy xét kỹ lưỡng các hành vi, ngôn từ, không để xảy ra sai lầm đáng tiếc. Quản lý cảm xúc cá nhân tốt còn giúp bạn cư xử đúng mực hơn đồng thời duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp.

Bí kíp rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc

Kỹ năng quản lý cảm xúc không phải tự nhiên mà có. Để có thể kiểm soát và giữ cho cảm xúc của bản thân luôn ở trạng thái tích cực bạn cần cố gắng rèn luyện và điều chỉnh mỗi ngày. Sau đây là các bí kíp giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.

1. Quản lý cảm xúc bằng cách điều chỉnh các hành động của cơ thể

Khi bạn tức giận thường khiến tim đập nhanh, căng thẳng và khó chịu. Lúc đó bạn dễ mất khả năng làm chủ bản thân và thường có những hành động nông nổi. Trước những tình huống tiêu cực như vậy bạn cần học cách quản lý cảm xúc cá nhân để đưa cảm xúc của bạn về lại trạng thái cân bằng.

Bạn hoàn toàn có thể làm được việc đó chỉ với những hành động đơn giản như: hít thở thật sâu, cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể, điều chỉnh tư thế hiện tại sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất… Bằng cách thực hiện các hành động cụ thể, bạn sẽ khiến cơ thể và tinh thần được giải phóng hoàn toàn. Bạn sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi mớ cảm xúc tiêu cực đang bao trùm lấy, hòng nhấn chìm bạn trong nỗi thống khổ tuyệt vọng.

2. Vận dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc

Sử dụng sức mạnh của trí tuệ để quản lý cảm xúc nghĩa là con người cần có trí tuệ cảm xúc – EQ. Trí tuệ cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện.

Người có trí tuệ cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện. Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Nhờ vậy họ có một cuộc sống cởi mở và chân thành.

Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp bạn đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.

Sức mạnh của trí tuệ còn có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của bạn vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Bạn sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Ngoài ra trí tuệ cảm xúc còn giúp bạn nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn.

3. Vận dụng sức mạnh của ngôn từ trong quản lý cảm xúc

Thay vì suốt ngày sử dụng những ngôn từ tiêu cực để than vãn về mọi việc xảy ra xung quanh, thì bạn hãy học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Nếu bạn cứ mãi than thân trách phận thì vô hình bạn đang tạo ra vô vàn những cảm xúc tiêu cực cho chính bạn. Rồi đến một lúc nào đó bạn sẽ bị chính những ngôn từ tiêu cực đó làm tổn thương đến tinh thần và thể xác. Ngay lúc này hãy ngừng than vãn và học cách nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn.

Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng bạn mà còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp với bạn. Ví dụ như khi bạn và đồng nghiệp xảy ra bất đồng quan điểm, bạn có thể lựa lời nói sao cho đối phương không bị tổn thương. Không nên thẳng thừng chê bai hay bác bỏ quan điểm của đồng nghiệp. Việc này sẽ mang lại cảm xúc tiêu cực cho đối phương, khiến mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng. Hãy chọn cách diễn đạt hòa nhã, nhẹ nhàng để không xảy ra xung đột trong các mối quan hệ của bạn.

Việc điều chỉnh cách sử dụng ngôn từ vô cùng quan trọng trong quản lý cảm xúc. Vì tất cả các mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên các cuộc giao tiếp thường ngày giữa bạn và người khác.

4. Rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả

Khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Không tự tin cũng khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Họ có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy. Không đủ tự tin còn khiến họ nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, họ cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân.

Xã hội ngày nay rất giỏi vùi dập sự tự tin của mỗi người. Những lời chế giễu, khinh thường của bạn bè, người quen, hàng xóm và cả người lạ đều khiến một con người dễ dàng đánh mất sự tự tin vốn có của họ.

Để rèn luyện sự tự tin nhằm quản lý cảm xúc trong khi giao tiếp bạn cần nghiêm khắc rèn luyện các quy tắc sau: luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với bạn; hành động một cách quyết liệt không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi; can đảm, tự tin thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân; thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

5. Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển
Không để cảm xúc tiêu cực điều khiển

Quản lý cảm xúc đơn giản là việc bạn lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của họ.

Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực bạn nên chú ý các điểm sau: ý thức trách nhiệm bản thân trong mọi việc, không đổ lỗi trốn tránh trách nhiệm; không bào chữa cho những sai lầm, hãy can đảm nhận lỗi và quyết tâm sửa đổi; không quá đặt nặng tính thiệt hơn trong các mối quan hệ; loại bỏ những ngôn từ tiêu cực khỏi từ điển hàng ngày của bạn, hãy thay vào đó bằng những ngôn từ tích cực, tươi sáng và những lời khen.

“Cảm xúc là kẻ thù của thành công”. Những người thành công đều là những người có kỹ năng quản lý cảm xúc vô cùng tốt. Họ luôn ý thức cao độ việc học cách quản lý cảm xúc. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn hãy học cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc để đạt được thành công trong tương lai.

.

 

Gọi Ngay !