Những kỹ năng quan trọng trong CV xin việc giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng

Gửi CV là công đoạn quan trọng mỗi khi chúng ta đi xin việc. Trong đó thì phần kỹ năng lại là một trong những phần quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin việc của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kỹ năng quan trọng trong CV xin việc giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng ở bài viết dưới đây nhé.

1. Các kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng được hiểu là những kỹ năng có thể định lượng được và bạn đã học hỏi hoặc được dạy từ nhà trường. Ví dụ như lập trình, đồ họa, thiết kế, tin học văn phòng, ngoại ngữ,….

2. Các kỹ năng mềm

Phần kỹ năng mềm mang tính chủ quan nên việc đánh giá sẽ khó hơn bởi mỗi người sẽ có những định nghĩa, định lượng khác nhau cho những kỹ năng mềm đó.

Một số kỹ năng mềm thường thấy như: giao tiếp tốt, kiên nhẫn, ra quyết định, giải quyết vấn đề, có trách nhiệm trong công việc,…

Về logic mà nói, kỹ năng cứng quan trọng hơn so với kỹ năng mềm. Thêm vào đó, các nhà tuyển dụng thường chọn những ứng viên có kỹ năng cứng tốt, có kinh nghiệm làm việc hoặc đào tạo chuyên môn để có thể bắt tay vào công việc ngay mà không phải đào tạo lại.

Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực ngành nghề đặc thù, ứng viên có kỹ năng mềm tốt sẽ có lợi thế hơn.

Cách ghi các kỹ năng trong CV xin việc

Cách ghi các kỹ năng trên sơ yếu lý lịch khá quan trọng bởi nếu được trình bày một cách chuyên nghiệp và bắt mắt thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng chú ý và ấn tượng hơn.

Việc làm Philippines chia sẻ với bạn một số mẹo ghi kỹ năng trong CV xin việc như sau:

1. Ghi các kỹ năng phù hợp với công việc ứng tuyển

Các kỹ năng phải thật sự phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Bạn không thể nói rằng bạn biết thiết kế đồ họa khi bạn ứng tuyển vào vị trí thu ngân,…nó thể hiện sự không hợp lý và thiếu hiểu biết của bạn.

Lấy ví dụ bạn ứng tuyển vị trí sale marketing tiếng Việt tại Philippines thì bạn sẽ nêu ra những kỹ năng cứng như: Thiết kế đồ họa, làm video, tin học văn phòng, tiếng anh, chạy quảng cáo facebook,…. Còn các kỹ năng mềm liên quan là: giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, tinh thần tự giác công việc cao,….

2. Chỉ ghi những kỹ năng có thể áp dụng được cho công việc đang ứng tuyển

Mục tiêu của mục kỹ năng là nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể làm được công việc đó, không phải là bất kỳ công việc nào khác, do đó, bạn nên tập trung vào những kỹ năng liên quan tới công việc đang ứng tuyển.

3. Phân loại các kỹ năng theo nhóm

Chia các kỹ năng thành các loại chính liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ kỹ năng của một chuyên viên phát triển mạng có thể được chia ra bao gồm: lập trình ngôn ngữ, phần mềm, thiết kế và các kỹ năng.

Xem thêm: Viết gì vào CV nếu công việc trước của bạn không như ý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !