Có người nói: “Làm một việc, đằng nào cũng tốn công sức, nhưng nếu làm qua loa hời hợt, vậy thì công sức đã bỏ ra ấy sẽ là lãng phí, nghiêm túc chăm chỉ đi làm, sẽ tiết kiệm được nhiều “chi phí” hơn.” Đừng để kinh nghiệm việc làm của bạn trở thành một con số nhạt nhòa, ngoài sự gia tăng của tổi tuổi tác ra thì chẳng có chút giá trị nào lưu lại.
Một ai đó đi phỏng vấn, HR xem CV của anh ta rồi hỏi: “Rõ ràng là mới tốt nghiệp 1 năm, nhưng vì sao ở đây lại viết là mình có 3 năm kinh nghiệm?”
Người ứng tuyển nói: “Tôi tăng ca…”
Đây tất nhiên chỉ là một câu chuyện cười, nhưng ở một góc độ nào đó có thể phản ứng một hiện tượng vô cùng phổ biến nơi làm việc.
Cùng một khoảng thời gian đi làm, nhưng kinh nghiệm mà mỗi người thu hoạch được lại không giống nhau. Có người mới đi làm 1 năm, nhưng năng lực lại tăng lên rất nhiều bậc, lương tháng đãi ngộ sau đó thậm chí còn bằng với cả một nhân viên có 3 năm kinh nghiệm. Nhưng cũng có những người làm việc đã 10 năm, không những lương tháng “bất động” mà còn rất dễ bị người mới vào làm thay thế, hoàn toàn không có một chút thế mạnh cạnh tranh nào ở nơi làm việc, bất cứ lúc nào cũng có thể bị sa thải.
Vậy thì, tại sao có những người có thể sải cánh bay rất nhanh, trong khi lại có những người vẫn mãi dậm chân tại chỗ?
Có 3 góc độ có thể xem xét và phân tích ra nguyên nhân.
01. Những người có thành tựu lớn ở nơi làm việc, đều có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Có người hoài nghi chính mình rằng, “rõ ràng tôi làm việc đã 10 năm, kinh nghiệm công việc sao lại không bằng một người mới vào?”
Đúng vậy, đứng ở góc độ thời gian để so sánh, bạn tất nhiên chiếm ưu thế. Nhưng tôi muốn hỏi bạn, bạn từ lúc sinh ra cho đến tận bây giờ đều ăn cơm, nhưng vì sao bạn không thể trở thành một nhà phê bình ẩm thực? “Người đầu bếp” mấy chục năm của nhà bạn, vì sao nấu ăn không thể ngon bằng một đầu bếp chỉ ngoài hai mươi ở các khách sạn nhà hàng?
Ở nơi làm việc, những người ưu tú, họ đều có cho mình mục tiêu nghề nghiệp vô cùng rõ ràng, chẳng hạn như 3 năm là phải lên được chức quản lý dự án, 5 năm làm quản lý bộ phận…
Vì phương hướng rõ ràng, nên mỗi bước đi của học đều chắc chắn, đều là đi lên, chứ tuyệt đối không phải là đứng im tại chỗ, không biết mình muốn gì, lãng phí thời gian. Không mắc nhiều sai lầm ở cùng một việc, đây là tư tưởng giúp họ nâng cao được hiệu suất nỗ lực, vì vậy mà có thể nhanh chóng nâng cao được kinh nghiệm công việc, không ngừng khám phá và đào sâu hơn vào những ngành và lĩnh vực mới.
02. Chủ động xuất kích, nói không với “chờ đợi”, chức vị mới thăng nhanh
Trong công việc, chỉ có mục tiêu rõ ràng, chăm chỉ làm việc thôi thì vẫn chưa đủ, dẫu sao thì cơ hội để thăng chức tăng lương cũng không phải là nhiều, nếu cứ bị động chờ đợi, e là cơ hội khó mà rơi xuống đầu bạn.
Muốn kinh nghiệm nhanh chóng được gia tăng, bạn cần phải chủ động xuất kích, chẳng hạn như chủ động báo cáo, trao đổi công việc với cấp trên, chủ động đứng ra khi có thử thách mới, chủ động cạnh tranh chức vụ cao hơn…
Khiêm tốn là đức tính tốt, nhưng không phải lúc nào khiêm tốn chờ đợi cũng là điều hay.
Người chỉ biết đợi chờ, sẽ chỉ cách cơ hội ngày một xa, cuối cùng mắc kẹt trong cánh đồng một mẫu ba xu của mình, không đủ năng lực tiếp xúc với nhiều công việc mang tính thách thức hơn, không có cơ hội tiếp xúc với các quý nhân nơi công sở, và tất nhiên cũng sẽ mất đi cơ hội quý bấu để có thể bước lên tầng cao hơn.
03. Kịp thời tổng kết và xem xét lại bản thân, giúp bạn thu được những kinh nghiệm có giá trị hơn
Mục tiêu rõ ràng, nỗ lực không ngừng, hai điều này quyết định thái độ tích cực và động lực cho bạn, nhưng có thể biến những nhiệm vụ mà bạn đang đảm nhận thành kinh nghiệm của bản thân hay không, lại phụ thuộc vào việc bạn có thói quen tổng kết và xem xét, điều chỉnh lại mình hay không.
10 năm trước, có một con quạ muốn uống nước trong một cái bình, nó nghĩ tới nghĩ lui, rồi nhặt đá vứt vào trong bình, mực nước dâng lên càng cao, nó càng dễ uống được nước.
10 năm sau, một con quạ khác cũng bắt chước, nhặt đá vứt vào trong bình, nhưng còn chưa uống được nước, nó đã phát hiện ra một con quạ thông minh khác đang dùng ống hút, vui vẻ uống hết nước trong bình.
10 năm tiếp theo lại trôi qua, một con quạ thông minh khác học được cách hợp tác nhóm, nó gọi đồng bọn của mình tới cùng làm đổ cái bình, nước đổ ra, mọi cùng nhẹ nhàng thưởng thức.
Làm theo kinh nghiệm không có gì là sai, nhưng thời gian trôi qua, môi trường và công nghệ cũng đều thay đổi, nếu không kịp thời suy ngẫm, đồng thời mài dũa ra những kinh nghiệm mới, kinh nghiệm của 10 năm trước không thể giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Có người nói: “Làm một việc, đằng nào cũng tốn công sức, nhưng nếu làm qua loa hời hợt, vậy thì công sức đã bỏ ra ấy sẽ là lãng phí, nghiêm túc chăm chỉ đi làm, sẽ tiết kiệm được nhiều “chi phí” hơn.”
Đừng để kinh nghiệm việc làm của bạn trở thành một con số nhạt nhòa, ngoài sự gia tăng của tuổi tác ra thì chẳng có chút giá trị nào lưu lại.
Xem thêm bài viết: Vì sao trong công việc thái độ quan trọng hơn trình độ?