Những lý do nghỉ việc hợp lý và tế nhị

Dù muốn hay không thì cũng có những lúc bạn sẽ muốn nghỉ việc tại công ty của mình. Vậy nói nghỉ việc như thế nào cho hợp lý và không bị mất lòng sếp. Hãy tham khảo 1 vài lý do dưới đây của Việc làm Philippines nhé.

Những lý do nghỉ việc hợp lý và tế nhị

Lý do 1: Xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe

Lý do sức khỏe là một trong những cách xin nghỉ việc khôn ngoan nhất để cấp trên đồng ý cho bạn. Nếu dạo gần đây, sức khỏe của bạn suy giảm: đau nửa đầu, chuột rút nặng, hoặc mắc các bệnh cần chữa trị kịp thời,… khiến công việc không đạt kết quả của công ty đề ra, thì đây là lý do thỏa đáng để cấp trên đồng ý cho bạn thôi việc.

Bạn có thể viết lý do như sau:

Trong suốt quá trình làm việc, tôi luôn làm đúng trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên do sức khỏe trong thời gian gần đây không đảm bảo, bắt buộc phải đi khám thường xuyên nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Vì vậy, tôi viết đơn này kính đề nghị (…) cho tôi xin nghỉ việc.

Lý do 2: Muốn tìm cơ hội phát triển mới

Đối với những người mới ra trường mong muốn có môi trường làm việc phù hợp thì đây là lý do khiến cấp trên dễ dàng đồng cảm với bạn. Vì hầu hết những người trẻ luôn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp với mức lương cao, có cơ hội thăng tiến và linh động trong công việc để tránh thụ động, nhàm chán.

Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có khả năng nhìn nhận được năng lực và dùng người đúng chỗ. Lý do nghỉ việc của bạn có thể khiến sếp hơi sốc một chút nhưng chắc chắn họ sẽ luôn ủng hộ và không muốn cản trở bạn thêm. Tuy nhiên, nếu bạn vội vàng ứng tuyển cho công việc mới chỉ vì thấy nhiều người đang làm thì bạn nên cân nhắc thật kỹ bởi một khi đã chủ động xin nghỉ việc thì rất khó được tuyển lần nữa.

Tôi rất lấy làm tiếc vì không còn được làm việc tại công ty trong thời gian sắp tới. Tôi quyết định đảm nhận vị trí mới để tìm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp, phù hợp hơn với chuyên môn và khả năng làm việc của tôi.

Lý do 3: Xin nghỉ việc nhẹ nhàng: không muốn ảnh hưởng công việc chung

Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng và “có tâm” nhất quả đất chính là vì tập thể. Có thể giai đoạn này bạn cảm thấy chán nản không còn hứng thú với công việc sau khi trải qua 1 cú sốc tinh thần khá lớn: chia tay người yêu, gia đình có người bị nạn,…

Tuy nhiên, đừng nên kể lể về những trải nghiệm tồi tệ trong công việc khi đó chỉ là cảm xúc của riêng bạn. Nếu là lý do tế nhị và sếp rất muốn biết, bạn có thể chia sẻ riêng và yêu cầu được giữ bí mật. Hãy thẳng thắng nói rõ với cấp trên rằng bạn không còn làm việc năng suất và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến công ty.

Có thể nêu lý do súc tích như sau:

Vì một số lý do cá nhân, tôi phải ở nhà trong nhiều tháng tới. Tôi cũng nhận thấy công việc riêng của tôi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của công ty. Vì vậy, tôi viết đơn xin thôi việc này và rất mong được ban giám đốc chấp thuận.

Lý do 3: Vì việc gia đình

Để viết đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp, nêu ra một lý do khách quan như vì hoàn cảnh gia đình bắt buộc thì sếp không thể nào trách hay cố gắng níu giữ bạn lại. Những lý do khách quan như: chuyển chỗ ở, về quê chăm lo sức khỏe cho ba mẹ, định cư ở một nơi khác… rất khó có thể khiến cấp trên cố gắng tăng lương hay hỗ trợ để giữ bạn ở lại công ty.

Vd: Trong thời gian tới, tôi phải chuyển về quê làm việc để tiện thể chăm sóc sức khỏe cha mẹ… Do vậy, tôi không thể tiếp tục công tác tại công ty được nữa. Rất mong anh/chị thông cảm và chấp thuận cho đơn xin nghỉ việc của tôi.

Lý do 4: Cảm thấy không phù hợp với công việc ở công ty

Đây là lý do thường thấy ở những sinh viên mới ra trường, đang trong giai đoạn tìm kiếm một công việc/ tổ chức phù hợp với năng lực của bản thân. Trạng thái cảm thấy không hợp với công việc hiện tại hoặc bất đồng với văn hóa, chính sách của công ty sẽ gây ra rất nhiều áp lực và suy nghĩ tiêu cực trong bạn. Điều này còn làm trễ nải, ảnh hưởng xấu đến công việc chung của tập thể. Chính vì vậy, bạn nên chia sẻ khéo léo với cấp trên của mình và thuyết phục họ tìm người thay thế.

Lý do 5: Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Đây là quyết định quan trọng khi chuyển hướng sang 1 nghề khác. Vì vậy, bạn cần có nhiều thời gian để bắt đầu từ đầu với 1 công việc hoàn toàn mới. Để thuyết phục giám đốc ký đơn xn nghỉ việc, ít nhất bạn có thể chia sẻ lý do nào bạn muốn thay đổi nghề nghiệp hiện tại. Chắc chắn cấp trên sẽ ủng hộ bạn với kế hoạch nghề nghiệp mới trong tương lai.

Bạn có thể trình bày lý do như sau: “Sau thời gian dài suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp và định hướng cho tương lai, tôi thấy công việc hiện tại không còn phù hợp với bản thân. Hiên tại, tôi đang dành thời gian để học thêm kiến thức về lĩnh vực mới tôi muốn theo đuổi. Do đó, tôi viết đơn xin nghỉ việc này mong công ty thông cảm và chấp thuận.”

Xem thêm bài viết: Vì sao trong công việc thái độ quan trọng hơn trình độ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !