Thế hệ Millenials, hoặc thường được biết đến với cái tên thế hệ Y, hoặc thế hệ “làm vì đam mê”. Rất nhiều người trong số này vẫn đang vật lộn với cuộc sống, giữa bộn bề lo toan giữa bao công việc để tìm ra mục tiêu công việc của mình.
Đầu tiên, hãy xác định lý do đầu tiên mà bạn yêu thích công việc là gì. Thứ hai, hãy nhìn nhận một cách thực tế rằng: Kinh tế đâu thể đi lên chỉ nhờ có đam mê và ước mơ. Đó là một phương trình cân đối giữa cung và cầu. Điều đó có nghĩa, đôi khi chúng ta không thể dễ dàng theo đuổi cái gọi là công việc mơ ước của mình nếu như công việc đó không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, hoặc nhu cầu của thị trường.
Đôi lúc, điều này sẽ đẩy bạn vào những công việc mà bản thân mình chẳng hề yêu thích mấy. Chán nản, buồn bực, tuyệt vọng, rồi nghỉ việc. Ai rồi cũng sẽ trải qua thời gian này. Nhưng liệu rồi, đến một lúc nhìn lại, liệu rằng ta sẽ xem chúng như những “trang đen” trong quyển sách cuộc đời, hay sẽ là những mốc son trưởng thành cho sự nghiệp tiến bước đường dài?
Vậy nên, nếu bạn đã và đang trải qua 8 tiếng mỗi ngày, bứt rứt khó chịu vì công việc của mình, hãy xem đó là cơ hội, để tích luỹ cho bản thân những bài học quý báu, đặc biệt với tư cách như một người lãnh đạo. Để trở thành một người lãnh đạo tốt nhất, hãy luôn học hỏi từ những trải nghiệm thực tế nhất.
Danh mục :
Đứng lên từ khó khăn và tận hưởng vinh quang khi còn ở đỉnh cao
Sông có khúc, người có lúc. Doanh nghiệp cũng như con người. Có lúc thành công tột bậc, không mỹ từ nào có thể tả nổi. Nhưng cũng có lúc rơi xuống vực sâu của những khó khăn và nhiễu nhương mà khó có thể vực dậy chỉ trong một sớm một chiều.
Trong những tình huống thế này, người lãnh đạo phi thường là người lãnh đạo biết khéo léo lèo lái con thuyền của mình đi qua giông tố để rồi đón ánh nắng ban mai của những thành công mới. Rồi một ngày, bạn cũng sẽ là một người lãnh đạo. Thay vì chỉ mãi bó buộc rồi chán nản với công việc, tại sao không thử một lần trải nghiệm nhiều hơn và học hỏi từ những người lãnh đạo của công ty?
Trân trọng mọi thứ đang có
Kể cả đó là những lần bạn nhiệt huyết hết mình vì một dự án, hay đó cũng có thể là những ngày bạn chán nản xuyên suốt. Mọi khoảnh khắc trải qua đều xứng đáng được lưu lại trong nhật ký cảm xúc sự nghiệp của bạn. Suy cho cùng, chúng đều cho bạn những bài học, kinh nghiệm và kiến thức mà bạn có thể sẽ cần trong thời gian sắp tới.
Gắn kết đồng đội, nhóm chặt chẽ
Một con chim én không thể làm nên mùa xuân. Một nhân viên xuất sắc không thể làm nên một công ty đầy thành tựu. Đó là nỗ lực và công sức của rất nhiều người và dưới sự dẫn dắt, điều phối của một người – chính bạn, nhà lãnh đạo tương lai.
Rồi sẽ đến một lúc, bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo. Và điều quan trọng nhất ở một người lãnh đạo, chính là khả năng đưa ra quyết định quan trọng cho đội nhóm của mình, nhất là trong những cột mốc phát triển của công ty.
Tìm đúng người, làm đúng việc. Một khi bạn khai phát được tiềm năng của một người, thì đó cũng là lúc bạn cho họ được những cơ hội để tối ưu hiệu suất và năng lực của mình nhất.
Đó chính là hạnh phúc của người lãnh đạo và của cả đội ngũ của mình.
Chấp nhận rủi ro
Khi công việc của tại không ưng ý, hãy xem đó là một cơ hội để bạn làm những công việc “vượt ra ngoài bản mô tả công việc của mình”. Đó là một cơ hội để bạn dấn bước trước những cơ hội và cũng là dịp để bạn trở thành một phần quan trọng của tổ chức bằng những sáng kiến của mình.
Hãy xem mỗi một thử thách mà bạn đối mặt như một cơ hội. Hãy xem những điều khó khăn như những bài học và bồi đắp cho bạn 1 sự kiên cường và những bài học quý báu. Để những lần kế tiếp đương đầu sẽ dễ thở hơn, bằng sự chuẩn bị kỹ càng chu đáo của những kinh nghiệm xương máu.
Xem thêm bài viết: Tâm thế tạo ra kết quả công việc