Cách nghiên cứu thị trường dành cho dân marketing

Là dân marketing, dù là lập kế hoạch theo phương pháp nào đi chăng nữa, việc nghiên cứu thị trường là việc bắt buộc nếu bạn muốn có một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu thị trường có nhiều, tuy nhiên có một số mục tiêu, tiêu biểu mà các kế hoạch marketing đều cần:

  • khách hàng (Insight khách hàng – sự thật ngầm hiểu của khách hàng, chân dung của họ, hành vi, hành trình của họ trong các điểm chạm với thương hiệu),
  • Mức độ tiềm năng của thị trường (tổng dung lượng thị trường, thị phần của các đối thủ, thị phần còn lại của thương hiệu, có thị trường ngách hay không?),
  • đối thủ (tổng quan thương hiệu, sản phẩm, giá, phân phối, quảng cáo – truyền thông, điểm khác biệt – ưu nhược điểm của đối thủ).
  • nội tại thương hiệu ( vĩ mô: PESTEL, ngành: 5 lực lượng cạnh tranh, vi mô: SWOT).

Nguồn dữ liệu

– Nguồn dữ liệu sơ cấp: Đây là nguồn dữ liệu được thu thập và xử lý trực tiếp từ chính đối tượng mục tiêu dựa trên bảng hỏi. Nguồn dự liệu này có ưu điểm là cho chính xác câu trả lời mà thương hiệu muốn nghiên cứu hoặc không thấy nguồn tài liệu gián tiếp. Nhược điểm là sẽ ngốn nhiều nguồn lực của thương hiệu như tiền bạc, thời gian, công sức.

– Nguồn dữ liệu thứ cấp: Đây là nguồn dữ liệu được thu thập từ thông tin, dữ liệu báo cáo, tài liệu có sẵn. Ưu điểm: tốn ít nguồn lực và có thể nghiên cứu trên phạm vi rộng. Nhược điểm: có nhiều dữ liệu không sẵn có và độ sâu của dữ liệu còn hạn chế (VD như tìm insight khách hàng bằng dữ liệu thứ cấp sẽ rất khó chính xác).

Phương pháp nghiên cứu

– Điều tra, khảo sát: phương pháp này sẽ xây dựng bảng hỏi để khảo sát để khảo sát khách hàng mẫu, quy mô mẫu và chất lượng mẫu sẽ quyết định đến mức độ chính xác của kết quả.

– Phỏng vấn nhóm: Người điều phối sẽ phỏng vấn nhiều đáp viên một lúc (hay dùng để nghiên cứu insight khách hàng).

– Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn trực tiếp giữa 1 đáp viên và người phỏng vấn.

– Quan sát: Người nghiên cứu quan sát hành vi của đáp viên (khách hàng) bằng quan sát trực tiếp hoặc camera để đưa ra kết quả.

– Thử nghiệm: Thử phản ứng của đáp viên là khách hàng mục tiêu bằng các mẫu mới (sản phẩm, bao bì, tên, slogan, …) => Kết quả sẽ được dành để tối ưu mẫu mới theo hướng tích cực với người dùng.


Thực hiện nghiên cứu

– Nghiên cứu tổng quan thị trường: Lấy các nguồn báo cáo thứ cấp từ các đơn vị nghiên cứu thị trường hoặc các nguồn của chính phủ, nguồn uy tín (báo cáo khoa học) để lấy các thông tin về tổng dung lượng thị trường? mức độ cạnh tranh (bao nhiêu đối thủ trực tiếp, gián tiếp, tương lai)? thị phần của các đối thủ bao nhiêu? Còn bao nhiêu thị phần? khả năng tăng trưởng của ngành trong tương lai? Chu kỳ vòng đời sản phẩm?

– Đối thủ: Phân tích những thông tin thương hiệu (định vị, tên, slogan, tính cách thương hiệu, nhận diện thương hiệu, triết lý thương hiệu), sản phẩm (giá trị lý tính, giá trị cảm tính, giá trị cảm xúc), giá (phân khúc thấp

– trung – cao, phân khúc này có cạnh tranh trực tiếp hay không?), phân phối (Online hay offline, nhượng quyền hay đại lý hay trực tiếp?) truyền thông (triển khai qua kênh nào? ý tưởng là gì? có các chiến dịch gì? có đồng nhất với thương hiệu hay không? kết quả truyền thông)

=> Phân tích được điểm mạnh (để học hỏi, phát huy và né tránh), điểm yếu (để hạn chế và tấn công).

– Nội tại thương hiệu:Phân tích PESTLE với P (Chính trị), E (Kinh tế), S (Xã hội), T (Công nghệ), L (Pháp luật), E (Môi trường) => Để tìm cơ hội, thách thức.Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu (trong ngành)

=> Lập bảng ma trận SWOT, lấy 4P hoặc 7P để phân tích và điền vào ô ma trận, đặc biệt là Promotion cần khai thác kỹ về mặt ý tưởng, kênh truyền thông => Các điểm trong 4P nếu nằm trong ô SO cần được đẩy mạnh, các điểm trong WO cần vượt qua, các điểm trong ST cần giảm thiểu rủi ro và các điểm trong WT cần phòng thủ.


– Khách hàng:+ Ai là khách hàng mục tiêu: Ai là người dùng? Ai là người mua? Ai là người tác động? Ai là khách hàng tiêu dùng thực? Ai là khách hàng tiềm năng trong tương lai? Ai là đối tượng truyền thông mục tiêu => Đây là những câu hỏi quan trọng bậc nhất quyết định đến toàn bộ kế hoạch Marketing của thương hiệu. Việc xác định các câu hỏi trên phải dựa vào thử nghiệm và đo lường, đúc kết từ thị trường với sản phẩm dịch vụ của thương hiệu.

+ Chân dung khách hàng mục tiêu: Họ tên? Tuổi? Giới tính? Nghề nghiệp? Thu nhập? Địa điểm sống? Tình trạng hôn nhân? Tình trạng con cái? Vị trí công việc? ….có hàng ngìn đặc điểm để xác định chân dung khách hàng mục tiêu, tuy nhiên các thông tin trên là các thông tin căn bản, việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu càng chi tiết giúp ta càng khắc học chính xác họ để thoải mãn họ.

+ Nhu cầu của khách hàng mục tiêu: Có thể tìm thấy họ ở đâu? (Khu vực nào? kênh truyền thông nào? họ thường đến đâu? Đâu là cái họ quan tâm với truyền thông?), Có thể tìm thấy họ trong lúc nào? (Thời điểm họ có tiềm năng tương tác với thương hiệu)? Họ mong muốn điều gì? (Thói quen, hành vi, sở thích, phong cách, quan điểm của họ), Rào cản (thách thức, lo sợ của họ).

Nghiên cứu thị trường là một công việc có nhiều khó khăn, tuy nhiên lại là công việc ảnh hướng rất lớn đến toàn bộ việc lập kế hoạch và thực thi về sau nên bạn không thể không làm. Nếu nguồn lực có hạn bạn có thể nghiên cứu thứ cấp trên môi trường Online bằng các công cụ, tuy nhiên việc này sẽ cho các kết quả tương đối, có sai số – nên sẽ chỉ khuyến khích áp dụng với phần kênh và ý tưởng truyền thông (của đối thủ).

Chúc các bạn thành công !

Cuối cùng, nếu bạn đang tìm việc làm tại Philippines với mức lương hấp dẫn. Hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !