Tính đến 17h00 chiều nay ngày 23/05/2020, tổng số ca nhiễm trên toàn thế giới hiện tại là 5.303.393 ca (tăng 112.902 ca), số ca tử vong 339.992 ca ( tăng 5.819 ca).
– Tổng số ca mắc tại Mỹ 1.645.094 (tăng 24.197 ca), số ca tử vong 97.647 (tăng 1.293 ca)
– Philippines 🇸🇽 hôm nay ghi nhận thêm 180 người nhiễm mới, tổng số người nhiễm là 13,777 người, tổng số người chết là 863 người.
– Nga báo cáo thêm 150 người chết vì nCoV, mức tăng kỷ lục trong vòng 24 giờ, nâng số ca tử vong tại nước này lên 3.249.
– Ấn Độ ghi nhận thêm 6.000 ca nhiễm mới nCoV, mức cao nhất từ khi xuất hiện dịch, trong bối cảnh lệnh phong tỏa đang được nới lỏng.
– Brazil vượt Nga thành vùng dịch lớn thứ 2 thế giới với 332.382 ca mắc (tăng 21.451 ca), số ca tử vong 21.116 (tăng 1.034 ca)
– Đến 6h sáng nay Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm nào, tổng số ca tại Việt Nam hiện là 324 ca, trong đó đã có 267 ca được điều trị khỏi.
Độ uy tín của người dân Việt Nam về thông tin Covid-19 đứng đầu thế giới
Thông tin về dịch COVID-19 trên truyền thông Việt Nam được công chúng tin tưởng với tỷ lệ lên tới 89 %.
Theo YouGov, công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường dựa trên Internet quốc tế, Việt Nam là nước có mức độ tin cậy cao nhất với các thông tin đăng tải trên truyền thông về đại dịch COVID-19.
Thống kê của YouGov cho thấy, 89% người Việt Nam được hỏi khẳng định tin tưởng vào tin tức về SARS-CoV-2, cao hơn nhiều so với các nước xếp sau như Ấn Độ (67%) hay Trung Quốc (62%).
Theo Forbes, mặc dù có đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc, nhưng Việt Nam không chịu ảnh hưởng nặng nề về số ca nhiễm do đã ngăn chặn COVID-19 từ sớm.
Việc nhìn nhận trước nguy cơ và thông tin kịp thời giúp Việt Nam có thể nói là thành công trong việc ngăn chặn COVID-19. Tranh cãi xuất hiện trên bình diện quốc tế về báo cáo số ca nhiễm cũng như số người chết từ phía Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán khi nhiều người đặt dấu hỏi thiệt hại về người có thực sự bị che đậy hay không.
Tại Trung Quốc, 62% công chúng tin tưởng và mức độ minh bạch, chính xác từ phía các phương tiện truyền thông.
Các nước châu Âu như Italy, Anh hay Pháp đều có mức độ tin tưởng của người dân về các thông tin liên quan đến dịch bệnh tương đối thấp.
Với riêng nước Anh, truyền thông nước này đã bị chia rẽ sau Brexit và không ngạc nhiên khi niềm tin của công chúng chỉ ở mức 31%.
Với Mỹ, mức độ tin tưởng 42% bị ảnh hưởng nhiều, bởi những tin giả đang lên ngôi ở cuộc khủng hoảng hiện nay. Tổng thống Donald Trump không ít lần chỉ trích các cơ quan báo chí đưa tin không đúng sự thật và lợi dụng COVID-19 để hạ bệ uy tín của ông.