5 điều sẽ khiến bạn lọt vào “sổ đen” tuyển dụng

Có rất nhiều lý do chính đáng để một ứng viên không qua được vòng phỏng vấn mong đợi. Vì kỹ năng bạn sở hữu không phù hợp với vị trí cần tuyển dụng, hoặc do bạn chưa đủ kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn công việc.

Tuy nhiên, nếu bạn bị lỡ mất một công việc vì có tên trong “danh sách đen” thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Điều này xảy ra khi bạn mắc phải lỗi cực kỳ nghiêm trọng trong phán đoán, khiến nhà tuyển dụng hoặc người quản lý nhân sự có lý do chính đáng loại bỏ bạn ra khỏi “cuộc chơi”. Một khi điều đó xảy ra, bạn gần như phải nói lời tạm biệt với công việc mà mình hằng mơ ước tại công ty đó.

Hãy cùng nghiên cứu ngay 5 sai lầm phổ biến có thể khiến một người bị đưa vào “sổ đen” của nhà tuyển dụng và tránh né chúng bằng mọi khả năng có thể bạn nhé!

“BỎ BOM” NHÀ TUYỂN DỤNG BẰNG CÁCH ỨNG TUYỂN HÀNG LOẠT

Dù cho bạn hào hứng với công ty mà mình đã yêu thích và theo dõi từ lâu đến mấy, việc nộp đơn ứng tuyển cho mọi vị trí công việc mở ra sẽ không mang lại kết quả tốt.

“Nếu bạn ứng tuyển cho hàng tá công việc khác nhau tại cùng một công ty, đó là ‘báo động đỏ’ cho thấy rằng bạn chẳng tập trung vào công việc cụ thể nào cả,” Vicki Salemi – một chuyên gia về nghề nghiệp cảnh báo. Từ quan điểm của người tìm việc, có lẽ bạn nghĩ rằng gửi nhiều hồ sơ ứng tuyển có thể giúp mình tăng triển vọng, nhưng thực tế nó chỉ có tác dụng ngược lại.

Đừng khiến mình trông như một kẻ thiếu hiểu biết, hãy luôn suy xét và thận trọng khi gửi đi các hồ sơ ứng tuyển. Kenneth L. Johnson – chủ tịch của công ty tuyển dụng East Coast Executives – đã khuyên rằng, “hãy gửi hồ sơ trực tuyến của bạn cho không quá 3 vị trí có sự liên quan chặt chẽ với nhau”.

Too Many Choices Can Paralyze Decision-Making

LÀM PHIỀN NHÀ TUYỂN DỤNG

Việc theo dõi thông tin sau khi dự phỏng vấn với nhà tuyển dụng cần có nghệ thuật, hay nói cách khác là số lần bạn hỏi han cũng nên nằm trong giới hạn nhất định. Nếu liên hệ quá thường xuyên, nhiều nguy cơ bạn sẽ trở thành mối phiền toái. Nhưng không làm gì cả, bạn có thể sẽ bị “rơi” ra khỏi tầm mắt của nhà tuyển dụng. Như Salemi đã nói, đó là cả một sự khéo léo để bạn cân bằng giữa việc giữ liên lạc với nhà tuyển dụng khiến họ không quên mình và trở thành một kẻ bám đuôi cứ liên tục gửi email làm phiền họ mỗi ngày.

Duy trì được cân bằng là rất quan trọng. Stephanie Waite – phó giám đốc cấp cao của  Yale’s Office of Career Strategy, khuyên rằng người tìm việc nên gửi email cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi phỏng vấn và chờ thêm khoảng 10 ngày làm việc nữa mới quay lại hỏi thăm tình trạng tiến triển của hồ sơ. Khi kiểm tra thông tin, bạn hãy cung cấp thêm những điều có giá trị với người phỏng vấn, chẳng hạn: “Cảm ơn anh/chị một lần nữa vì đã dành thời gian trong buổi trao đổi tuần trước, tôi chỉ muốn liên hệ để biết rằng liệu có thông tin gì cần tôi bổ sung hay làm rõ thêm không?”    

Annoying, bother, disturb, irritate, meddlesome icon

QUÊN MẤT CÁCH CƯ XỬ

Luôn có một ranh giới giữa sự tự tin và kiêu ngạo. Nếu thư xin việc của bạn mang nội dung như của một kẻ nói khoác, tự đại, hoặc nếu cuộc phỏng vấn chủ yếu chỉ để khoe khoang rằng bạn là thiên tài, phải có nhiều may mắn lắm bạn mới có khả năng được gọi lại. Một chút khiêm tốn có thể đưa chúng ta đi chặng đường dài.

Thêm vào đó, đừng ngắt lời bất cứ ai đang nói và nên bày tỏ lòng biết ơn. Bạn có thể gửi thư cảm ơn cho cả chuyên viên nhân sự đã liên hệ với bạn. Nếu đã gặp nhiều người trong công ty, bạn không nên gửi chỉ duy nhất một thư cảm ơn.

Hãy dành thời gian để viết cho mỗi người đã phỏng vấn hoặc tiếp xúc với bạn một lá thư hay đơn giản là tin nhắn cảm ơn riêng. , Patricia Rossi – diễn giả chuyên về các nghi thức trong công việc – còn gợi ý rằng, những lời cảm ơn này cần được cá nhân hoá nhằm phản ánh được điều mà đôi bên từng trao đổi.

5 Insights Into Human Behavior That Will Boost Your Sales and ...

XUẤT HIỆN TRONG TRẠNG THÁI TUYỆT VỌNG

Nếu bạn rất ghét công việc hiện có hoặc là đã thất nghiệp suốt thời gian dài, đôi khi bạn sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng muốn “chộp” lấy bất cứ lời mời làm việc nào được đưa ra, tuy nhiên hãy nhớ rằng cảm giác đó có thể gây bất lợi cho bạn. Cố vấn nghề nghiệp Jennifer Anderson nói rằng, nếu sự tuyệt vọng dường như đã “in chữ” lên gương mặt bạn trong suốt buổi phỏng vấn, tốt hơn hết bạn nên ở nhà. Bởi điều này giống như bạn hẹn hò với một người và rồi lại thừa nhận rằng mình sẽ rất vui khi được đi chơi với bất cứ ai. Đó không phải là cách để khiến buổi gặp gỡ trở nên đặc biệt.

Hơn thế nữa, đừng khen ngợi nhà tuyển dụng một cách thái quá. Bạn cần thể hiện sự trân trọng với cuộc phỏng vấn và dành sự ngưỡng mộ cho công ty, nhưng không nên lạm dụng. Không có sếp nào muốn thuê một ứng viên tuyệt vọng vào gia nhập đội ngũ của họ cả.

120 Disappointment Quotes On Bouncing Back (2019)

KHÔNG TRUNG THỰC

Một cách chắc chắn để đảm bảo bạn có chỗ trong “sổ đen” của nhà tuyển dụng chính là nói dối, phóng đại lịch sử làm việc hoặc che giấu những thông tin bất lợi về quá khứ của mình. Có thể bạn sẽ bị cám dỗ bởi ý tưởng phải che giấu bớt những thông tin có thể khiến mình bị soi mói hoặc xét đoán, có câu ngạn ngữ rằng: Thật thà là thượng sách!

Thực tế là hầu hết công ty sẽ có bước kiểm tra lại thông tin và lịch sử làm việc của ứng viên, nên sớm hay muộn rồi sự thật cũng sẽ được đưa ra ánh sáng. Tuyệt đối không nên khinh suất vì các nhà tuyển dụng có thừa điều kiện để làm việc này rất tốt. Vì thế, trong tương lai, nếu bạn bị cám dỗ phải nói dối một chút trong lý lịch, hãy bằng mọi giá chống lại thôi thúc đó!

10 Surefire Ways to Spot a Liar (And Tell Better Lies Yourself ...


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay !